Bùa ngải - Bức màn huyền hoặc: Lý giải những điều thần bí

Leave a Comment
ANTĐ - Nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh Phạm Văn Tư cho biết: Nhiều người coi bùa ngải là thần bí, khó lý giải nguyên nhân và mang nhiều màu sắc hoang đường. Nhưng thực ra từ thời cổ đại, người ta đã tìm thấy công thức luyện bùa yêu: Một số loài hoa có mùi thơm, chất nước từ cánh hoa, rễ cây như oải hương, đàn hương có ma lực làm cho lòng người rạo rực, tâm thần lâng lâng, hay chỉ cần cho đối tượng uống vài giọt nước có tên khoa học là Nagameru, là đạt được mong ước quyến rũ bạn tình.


Theo các pháp sư, chế bùa ngải không khó, quan trọng là người làm ngải muốn làm điều tốt hay xấu


Ngải là cỏ cây, rễ lá

Tháng 10 âm lịch theo nông vụ, khí trời thuận lợi, cũng là lúc nhiều thầy bùa ngải đi tìm “nguyên liệu” phục vụ cho mùa xuân cúng bái cầu tài, cầu lộc. Theo chân thầy cúng người Thượng họ Phìn, tôi vấp ngã liên tục khi vướng phải rễ cây chằng chịt trong khu rừng nguyên sinh thuộc huyện Đạ Tẻ, Lâm Đồng. “Phải đi sớm thế này, cây còn nguyên sương, dễ đào, tinh khí trời đất tụ trong củ rất nhiều”. “Trông như củ cây Tóc tiên ấy, bác nhỉ?”. Ông Phìn Thong bảo: “Không phải, nó trông vậy nhưng thuộc họ lan rừng. Phải đi tìm nhiều, về chăm và nuôi ngải, mới biết đâu là giống quý, loài nào mới dễ thành ngải”. “Ngải nuôi ra hoa nhiều sinh khí chừng 5-6 tháng, tao mới bán cho những các doanh nhân đặt phong thủy trừ tà, xin phúc lộc, tuyệt nhiên không chế ngải độc. Đó là lời thề của những người làm ngải”.

Ông kể, dòng họ nhà ông từ Vân Nam, Trung Quốc chạy loạn và sống ở đây đã 200 năm, có nghề làm thuốc và ngải hương liệu. Ngải thực chất là cỏ cây, rễ lá, thứ nào cũng được tùy theo tính năng của dược liệu dùng để trị bệnh cứu người. Tuy nhiên thời trước giải phóng, từng có người chế ngải độc. Rồi ông Phìn Thong bảo: “Mày không tin, tao sẽ cho xem mấy loại ngải”. Thế rồi 4h sáng ông bắt tôi dậy sớm. Sau lễ cúng, ông trịnh trọng ra vườn, dùng găng tay nilon đào một củ gừng, lau sạch rồi dâng lên ban thờ. Khoảng 1 tiếng sau, ông ra sân gọi con gà già nhất, tung củ gừng về phía nó. Miếng gừng rơi vào lưng con gà bất hạnh, một mùi khét lẹt tỏa ra. Hơn 10 phút sau, con gà gục xuống rồi từ từ bốc khói… Tôi rùng mình.

Vẫn củ gừng ấy, sau khi ướp với một vài thứ nước sẫm màu, ông Thong đem nướng. “Lát nữa khói bay lên, tao sẽ biết đích xác trong bán kính 1km có người ốm nặng, có người sắp chết”. Ông Thong nhắm mắt và định hướng: “Góc Tây Nam có người phụ nữ gầy nhăng nhẳng, giọng the thé bị đau bụng dữ dội. Có đứa hại định cướp chồng… Phía Bắc gần bìa ruộng có ông lão bị cục gì to lắm ở ngực, thở không nổi…”. Kinh ngạc thay, tầm 7-8h sáng, những người như ông Thong tả được người nhà đưa tới. Tôi hỏi giọng hồ nghi, ông Thong cười không trả lời. Đêm, sau bữa cơm đạm bạc với món rau rừng, cơm nếp lạ và ngon, ông Thong kể: “Tao chẳng biết tại sao ngải độc như vậy, song khi chế thêm hương liệu, nó giúp tao cảm nhận được mùi uế khí từ rất xa, tao còn thấy được hình dáng của người bệnh. Cứ như Trời chỉ cho tao phải chữa cho họ. Nếu họ không biết, tao cũng phải đến tận nơi để nói và chữa cho họ. Từ thời cố nội tao đã hướng dẫn phải làm phép giúp người, đến giờ nhiều thứ tao cũng chẳng giải thích được”.

Read More...

Bùa ngải - Bức màn huyền hoặc: Chuyến đi tìm ngải

Leave a Comment
ANTĐ - Chỉ khi gặp được những “cao nhân” giải thích đầy đủ nhiều câu chuyện rất liêu trai, kinh dị về bùa ngải, mới có thể mở tấm màn mong manh thật, giả…

Tôi là kẻ chẳng tin bùa ngải, chỉ tin vào sự thành tâm và lòng thiện của con người. Nhưng khi tận mắt chứng kiến những thầy bùa làm chú, làm ngải, tôi rùng mình… Một nỗi sợ ám ảnh đến tận bây giờ. Chỉ khi gặp được những “cao nhân” hơn giải thích đầy đủ nhiều câu chuyện rất liêu trai, kinh dị về bùa ngải, tôi mới dám đi và gắng mở tấm màn đầy sắc màu tâm linh, trong đó thật mong manh ranh giới thật, giả…


Bùa ngải là những hương, dược liệu có khả năng trị bệnh. Nhưng để tăng sự kỳ bí,
các thầy bùa thường làm lễ cúng rất lớn nhằm tăng uy lực siêu phàm của mình

Bí truyền gia tộc

Đã gắng tránh thứ Sáu ngày 13 cuối cùng của năm, để ở nhà cho lành, anh Nguyên làm xuất nhập khẩu cà phê trên Đắk Lắk cứ bắt tôi đi: “Cái ông thầy ngải họ Đoàn nổi tiếng ở Tân Hưng (Long An), sắp đi tìm ngải, có đi thì sang ngay”. Thế là chẳng kịp áo quần chống rét, tôi phi sang anh và hành trình gần 10 tiếng đau ê ẩm trên tuyến tỉnh lộ 20 nhiều ổ voi, ổ trâu nhất Việt Nam bắt đầu… Cứ mỗi đoạn nghỉ ven đường, tôi lại lân la hỏi ông M, người đang giữ bí truyền làm ngải huyền bí bậc nhất vùng núi Tây Bắc, để biết ông có mang theo cuốn sách loằng ngoằng chữ Phạn mà 1 lần về Long An, tôi đã nhờ con trai ông lấy trộm cho xem, bị ông mắng cho một trận, vuốt mặt không kịp. “Cả họ nhà tui mấy trăm người, chỉ có tui là được đọc, nhiều anh em tui biết sử dụng, còn chẳng dám ngó, thế mà chú…” - Câu chuyện đã gần 2 năm và từ bữa đó, tôi ân hận mãi. Ông M rồi cũng tha thứ và nhận tôi làm em nuôi dù ông hơn tôi đến 30 tuổi.

Chuyến này, ông M và người em đi kiếm những củ nghệ đen cỡ 4-5 kg trở lên, củ khớp, củ ngọc linh còn nguyên cây để về chế thuốc. “Mọi người cứ cho nó là ngải, nhưng thực ra nó là những cây thuốc Nam hàng ngày mình vẫn quen dùng: láng, gừng, nghệ, đinh lăng và cả những cây, hạt, lá cực độc như mã tiền, trúc đào, khớp… Nếu biết cách trồng và chế biến, đây là những vị thuốc chữa bệnh hiệu quả”. Ông M kể, vùng biên giới giáp Campuchia rắn rết vô cùng nhiều, người đi nương thường gặp rắn, có người chất độc đã ngấm vào tim, bệnh viện trả lại, thế mà ông đắp ngải, 1 tuần sau máu hết đen, khỏe lại. Còn nhiều loại ngải dùng để chữa bệnh viêm họng mãn tính, u vú, trẻ con mất vía, trâu bò bị thương dòi bọ làm tổ… rất công hiệu, chủ yếu ông giúp bà con, không lấy tiền.

Gia tộc họ Đoàn thuộc một trong những tộc người miền núi phía Bắc hùng mạnh và thời nhà Trần thế kỷ XII, Thái sư Trần Nhật Duật đã mất nhiều công sức thu phục các nhóm người Mường - Mán, Thái-Tày dọc từ Tuyên Quang, Thái Nguyên lên Cao Bằng, Bắc Cạn. Khi nhà Mạc bị vây đánh, loạn lạc liên miên, gia tộc họ Đoàn đã theo nhà Mạc chạy vào Thanh Hóa, Bình Thuận, Long An rồi xuống tận Bạc Liêu, Kiên Giang…

Read More...

Chuyện Đá quý phong thủy -Trấn yểm, cầu tài cầu lộc

Leave a Comment
Điểm mặt những "siêu phẩm" hút khách

Chúng tôi thật sự choáng ngợp khi chứng kiến kho hàng phong thuỷ nằm trên đường Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) chuẩn bị cung cấp ra thị trường trong dịp cuối năm. Chủ siêu thị phong thuỷ này khẳng định: "Muốn mua những "siêu phẩm" phải chọn mẫu mã, nguyên liệu, thời gian chờ đợi ít nhất là 6 tháng. Còn những vật phẩm có giá vài trăm triệu thì việc chờ đợi cũng dài dài". Qua ông chủ này, chúng tôi được biết, có những đại gia đặt hàng trăm triệu để chờ nhận một vật phẩm ưng ý, thậm chí có khách hàng đã bỏ ra 4 tỷ để mua được ấn ngọc.



Những “siêu phẩm” phong thủy tiền tỷ luôn hút hồn các “đại gia”.

Đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng là xu hướng của các trung tâm, cửa hàng phong thuỷ. Với những đơn đặt hàng lớn, khách mua phải chờ đợi là điều đương nhiên. Trong đó, việc nhập nguyên liệu đã mất gần hai tháng và thêm một tháng để thợ chế tác cho những linh vật như Thiềm xừ (Cóc ba chân) hay Tỳ hưu làm bằng ngọc phỉ thuý có nguồn gốc từ Myanmar, Tân Cương (Trung Quốc) có giá vài trăm triệu đồng. Nguồn nhập nguyên liệu như đá, ngọc tự nhiên thường từ các nước Brazil, Ai Cập, Myanmar, Ấn Độ, Trung Quốc... luôn được khách hàng ưa chuộng.

Ngoài ấn ngọc cổ có giá 4 tỷ đồng, chủ cửa hàng còn giới thiệu với chúng tôi chiếc sập đá tự nhiên với giá gần chục tỷ đồng. Chiếc sập màu hồng ngọc pha lẫn phấn tuyết được giới thiệu là tuyệt phẩm của thiên nhiên. Chiếc sập này sẽ tạo ra luồng sinh khí cho ngôi nhà, đem lại sức khoẻ, tiêu tán mọi bệnh tật cho gia chủ.

Đẳng cấp nhất của vật phẩm phong thủy vẫn được chế tác từ ngọc. Ngọc được xem là tốt cho vận khí, sức khỏe và tiền tài, danh vọng nên từ xa xưa, ngọc và vàng gắn với biểu tượng quyền lực và sự giàu có thường dùng cho bậc đế vương. Chính vì thế, dù phải chờ đợi lâu nhiều người vẫn chấp nhận để có những món hàng "độc". Chẳng hạn bộ Niên niên hữu dư được chế tác bằng ngọc huyết dụ, có giá 2 tỷ đồng đã được một đại gia ở Hà Nội mua. Người mua đồ vật này nhằm chiêu tài lộc, vượng đinh, vượng của, hóa giải hướng xấu, nâng bước công danh.
Read More...

Chọn điện thoại theo phong thủy

Leave a Comment

Chiếc điện thoại mang màu sắc thời trang vừa phù hợp với xu hướng công nghệ hiện đại, vừa hài hòa với thuộc tính ngũ hành riêng của người dùng mang đến những điều thuận lợi trong cuộc sống tình cảm và cả công việc.  
01.jpg
Người mạng Hỏa gặp thuận lợi với màu xanh lá cây hoặc màu đỏ. Mộc sinh Hỏa nên màu xanh, màu bản mệnh của Mộc sẽ hoàn toàn hỗ trợ cho người dùng. Ngoài ra, người mạng Hỏa cũng có thể lựa chọn cho mình sắc đỏ, hồng, màu bản mệnh của Hỏa. Một chiếc điện thoại màu xanh lá cây sẽ là lựa chọn tốt nhất.
02.JPG
Màu hồng cũng là lựa chọn tuyệt vời cho những cô nàng trẻ trung.
Read More...

Đông Tây gặp nhau về lịch số học

Leave a Comment


Người ta không lẽ sống u minh trong cõi thời gian không cùng không tận này mà chẳng hay rằng
mình đã trường cửu được bao lâu. Vũ trụ có hai cái không cùng là Không gian và Thời
gian (l'Espace et le Temps). Đã biết dùng thước để đo Không gian, tất phải nghĩ ra cách gì để đo
Thời gian. Bởi thế, bao nhiêu thế hệ, học giả nối nhau tìm cách đặt lịch (calendrier) nhưng lấy gì
làm bản vị(unité)? Đó là then chốt của phép đo thời gian; biết được điều ấy tức là tìm ra cách làm
lịch.
Xét nghiệm những hiện tượng của mặt trăng, mặt trời và cõi đất, đều khiến người xưa phải để ý
trước nhứt là sự thay đổi của bốn mùa luân lưu trong một khoảng thời gian gần như nhứt định.

Ảnh minh họa : Internet
Sự thay đổi của bốn mùa có ảnh hưởng trực tiếp ngay đến bản thân, nên dù người có lãng ý đến
đâu, người tối dạ đến đâu cũng nhận thấy.

Tiếp theo những ngày rét thấu xương vừa hết, một bầu trời đầm ấm hình như thấm nhuần vào
thân thể ta một khí vị rất êm đềm nhẹ nhàng dễ chịu.

Rồi ngày qua thấm thoát, lại đến độ nóng thiêu người... Chỉ ít lâu, mặt trời bớt nóng, người ta đã
trút được cái khí nồng nực nặng nề mà sống thư thái những ngày nắng dịu khí buồn và những
đêm gió mát trăng trong. Những cái vẻ buồn ngày một tăng thêm mà thành ra hãm cái hơi mát
ngày một dịu lần mà thành ra lạnh.

Người ta bước sang mùa rét được ít lâu, rồi lại đến ngày tươi đầm ấm.

Bốn mùa cứ thay đổi như thế không ngừng, ảnh hưởng trực tiếp ngay đến thân thể con người,
khiến người xưa để ý đến trước nhứt và nhận ra sự luân chuyển rất đều đặn của thời tiết hình
như đã hạn định trong một khoảng bao nhiêu ngày đó.

Read More...

Huyền môn ký-Chương VI

Leave a Comment
Tác giả : Tamandieungo

CHƯƠNG VI : CHUYỆN CỦA TÔI
Sinh ra và lớn lên ở một nơi đầy rẫy huyền thoạI như cái xóm Chuồng Trâu, ngườI ta không tin ma, không sợ ma mớI là chuyện lạ. Trước nhà tôi có trồng một cây dừa bị. Cây dừa không ngọt nước bằng dừa xiêm nhưng trái to, có quanh năm. Ngọn dừa cao quá nóc nhà. Lũ nhóc trong xóm thường kháo nhau cây dừa có ma. Chúng nó kể bà Tư quán ở xóm trong có việc đi về khuya, ngang qua cây dừa, bà thấy có một quả cầu lửa cháy nhờ nhờ như lửa ma trơi. Cầu lửa bay qua bay lạI như múa, đáp từ tàu dừa này qua tàu dừa khác rồI sau đó vót qua đậu trên ngọn tre của nhà chú Năm Bừa đốI diện. Sợ đến ríu chân, bà ngồI thụp xuống mà niệm Phật. Giây lâu mở mắt nhìn lên, không thấy gì nữa bà mớI bươn bả về nhà…
Không biết câu chuyện có bao nhiêu phần trăm sự thật, nhưng gia đình tôi ở đó lâu rồi không hề thấy có con ma nào hết trơn. Cho đến năm 1979, ba tôi bán nhà cho bà Hai Nhà in và dọn nhà đi chỗ khác ở mớI có sự lạ xảy ra.
Một buổI trưa tháng Hai, bầu trờI đang nắng gắt. Mây đen bỗng kéo tớI đầy trời. Ai nấy còn đương ngạc nhiên vì cơn mưa trái mùa thì … RẦM… một tiếng nổ long trờI lở đất, cây dừa bị trờI đánh tét ngọn ra thành ba miếng, khói bốc mù mịt. Cả xóm thất kinh hồn vía, bà Hai HụI ở sát nhà tôi lật đật lấy nhang ra đốt, sì sụp vái lạy. Nghe mọI ngườI kể, tôi cũng tức tốc trở về nhà cũ để xem, cây dừa cháy đen cả ngọn. Phần trên bị tét loe ra trông thê thảm làm tôi bần thần cả người. Hổng lẽ cây dừa này có quỷ thật. Nếu không thì làm sao bị trờI đánh chứ… cho đến giờ câu hỏI của tôi vẫn chưa có lờI giải đáp thích đáng. Ba tháng sau sự việc sét đánh, bà Hai nhà in đột ngột phát bệnh. Căn bệnh kéo dài hai năm rồI bà Hai qua đời. Bác sĩ nói bà bị bệnh ung thư, bà con trong xóm lạI đồn đãi vì mua nhà tôi nên bị xui xẻo…
***
Trở lạI chuyện tôi, càng nghe kể nhiều chuyện ma thì tôi lạI càng … sợ ma kinh khủng. Đã vậy, tôi còn mê đọc truyện tranh “Con quỷ truyền kiếp” nên óc tưởng tượng của tôi lạI càng phong phú hơn. MỗI tốI, sau khi cắp rỗ bánh qui, bánh ít đi bán dạo về, tôi thường ngồI lì ngoài đầu hẻm. Nhìn vô con hẻm tốI thui sâu hun hút hai bên tre mọc uốn oằn xuống như hang động, tôi sợ teo cả người. Khi nào có một ngườI lớn đi vào, tôi mới thừa cơ hộI đi theo. Những hôm xui xẻo chờ cả tiếng đồng hồ không có ai vô, tôi đành liều vô đại. Cắp chặt rỗ bánh trong tay, lần từng bước chậm chạp vào hẻm, tôi có cảm giác con hẻm giống như cái miệng của con quỷ truyền kiếp khổng lồ đang há to nuốt tôi vào dần. Vừa khuất chỗ đèn sáng, tôi cắm đầu chạy một mạch bất kể trờI đất, vừa chạy vừa niệm Phật vang trời. Vô được trong nhà rồI, tôi thở ào ào như trâu, tưởng chừng như mớI vượt qua thử thách gì ghê gớm lắm.
Sau này lớn lên, tôi phảI thật lòng cảm ơn cái xóm Chuồng Trâu cùng mấy con ma trong những câu chuyện phiếm của bà con. Nhờ sợ ma mà tôi tin Phật, tin vào đạo thuật – một niềm tin chắc chắn và dai dẳng không có gì lay chuyển được.
Tôi nhớ, có dạo bà dì của tôi đi núi mang về ba bức tượng Phật dùng để đeo. Tôi nằng nặc xin cho bằng được một bức rồI dùng chỉ đỏ xỏ qua đeo vào. Pho tượng nhỏ xíu bằng nhựa đem lạI cho tôi sự tự tin ghê gớm. Tôi đi ra đi vào con hẻm không phảI chạy ào ào nữa. Từng bước vững vàng, tay nắm chặt lấy tượng Phật, miệng không ngừng niệm Phật. Sau này, coi tuồng Na Tra đạI náo Thuỷ Cung, thấy mấy ông tiên cầm cây phất trần “Hô biến, Hô thâu”, thích quá tôi liền kiếm dây nilon tước ra cột vào đầu đũa làm thành cây phất trần mini làm pháp bảo hộ mạng. Từ đó, cây phất trần và bức tượng nhỏ trở thành vật bất ly thân của tôi, lúc đi học, đi bán, đi ngủ cho đến cả lúc đi… nhà xí (!).
1- CHIẾC TÀU KÌ LẠ
Ở dướI quê thường có tục tống ôn tống quái. Năm nào trong vùng xảy ra dịch bệnh hoặc có nhiều hiện tượng bất thường xảy ra thì y như rằng năm đó có thầy pháp về chạy đàn làm lễ tống ôn tống quái. Đàn tống ôn thường tổ chức ở một khoảng đất rộng cạnh bờ sông. Thầy pháp cùng các đệ tử bố đàn, trấn tứ phương rồI bắt đầu gõ trống khua chiêng thỉnh âm binh thần tướng . Trong vùng cử ra mấy ông chức sắc lo chuyện thù tiếp lễ lộc cho mấy thầy làm phép. Sau khi cúng xong, “cái nào ăn thì ăn, cái nào cúng thì cúng”, đồ cúng riêng cho ôn thần được dọn hết để lên một chiếc tàu hoặc bè kết bằng bẹ chuốI. Thầy đi trước dẫn đường, bốn ngườI đàn ông khoẻ mạnh khiêng bè theo sau bà con nốI đuôi nhau tống tiễn ra đến tận bờ sông. Trên bè chuốI chất đầy đủ nhang đèn bánh trái, giấy vàng bạc, có cả con heo quay đỏ hoét, cờ xí cắt hình tam giác đủ màu sắc làm bằng giấy cắm um tùm xung quanh. Sau khi thắp tuần hương cuốI cùng, thầy cho bè hạ thuỷ. Theo con nước, chiếc bè chuốI cứ thế mà xuôi dòng cho đến khi tan rã.

Bà con ở quê thấy bè tống ôn họ sợ như thấy ôn dịch vậy. Bè tắp vào nớI nào, họ báo động cho nhau rồI chạy ra khấn khứa, lấy sào dài đẩy ra giữa dòng cho trôi đi tiếp.
Chỉ có mấy đứa chăn trâu là không biết sợ là gì.
Tôi nghe ngườI lớn kể lạI, mục đồng nào chăn trâu trên mườI hai năm, chẳng có ôn dịch nào dám vật cả. Thậm chí, bè chuốI đang trôi, chúng lấy tay ngoắc bảo vô là chiếc bè như có ngườI lái phảI tắp vào ngay. Sau khi lựa hết mấy món có thể nhấm nháp được, chúng lạI đẩy bè cho trôi tiếp. Không biết có phảI vậy không, nhưng rõ ràng trong thờI gian ở quê tôi thấy chỉ có ngườI lớn sợ ôn dịch thôi, chứ bọn chăn trâu thì … chỉ sợ cây roi vóc của ông chủ ruộng. Hôm nào thấy bè tống ôn trôi ngang là chúng mừng như mở hội. Lập tức trong nhóm có thằng lộI ra kéo bè vào. Thức ăn dành cho ôn binh thần tướng bị trẻ chăn trâu ăn mất cả. Và có đứa nào bị bịnh hoạn gì đâu, vẫn mạnh cùi cụi giống như mấy con trâu mà hằng ngày bọn chúng phảI chăn…
***
Một buổI chiều tháng Năm. Lúc đó tôi đã được mườI hai tuổi. Sau khi xay xong mớ bột cho ngoạI làm bánh, tôi lững thững lộI bộ ra bờ sông chơi. Từ nhà ngoạI, muốn ra sông phảI vượt qua một cái vườn mía và hai đám ruộng nhà ông Năm Giàu. Mặt trờI đang xế bóng, hắt lên mặt sông vô số tia sáng lấp loáng. Tôi lạI gốc bần ghẻ cạnh bờ sông ngồI ngắm cảnh. Cây bần chắc cũng bằng tuổI tôi, trên mình của nó đầy những vết sẹo ngang dọc, dấu tích của chiến tranh, làm vỏ cây sần sùi như bị ghẻ. MỗI lúc rảnh rỗI tôi thường có thói quen ngắm cảnh như thế. Không hiểu sao, mỗI lần ngồI bên một dòng sông trôi êm đềm, tôi thường cảm thấy rất dễ chịu. Có khi ngồI ba bốn tiếng mà vẫn không thấy chán. Lần này cũng thế, dựa lưng vào gốc bần, mắt ngó ra khoảng không gian lấp loáng nắng chiều, tôi nghêu ngao một vài câu vọng cổ học lóm từ ông Sáu đờn cò trước ngõ. “Nhị ca ơi, chén rượu đoan thề hơi men còn phảng phất đầu môi, trên bước hoạn đồ muôn nẻo ngược xuôi, anh mang chí cả mong đạp thành phá luỹ. Nhưng trờI không lựa lòng ngườI dũng sĩ nên giữa trận tiền anh mớI chịu sa cơ…” tiếng hát bập bõm câu được câu mất ngân nga dài bên dòng nước…
Mặt trờI đã khuất hẳn sau đám mây.

Những tia sáng bạc trên mặt sông biến mất. Chỉ còn lạI màu sáng dìu dịu của buổI hoàng hôn.
Tôi vẫn còn đang nghêu ngao thì… một chiếc tàu lớn bỗng từ từ chạy tới. Nó chạy êm như ru, không một tiếng động, mà hình như cũng chẳng tạo nên một gợn sóng nào.
Chiếc tàu làm tôi chú ý. Hình dáng của nó khá lạ, không giống những chiếc ghe hàng chở muốI hầm thường hay đậu ngoài Bến Cỏ. Thân tàu làm bằng gỗ sơn xanh đọt chuốI, mũi tàu bằng phẳng không nhọn đầu và có hai mắt như các tàu khác. Trên tàu, hai cột buồm giương cao vớI chục cánh buồm lớn nhỏ đầy màu sắc. Há hốc mồm vì kinh ngạc, tôi đứng dậy từ lúc nào không biết. Thấy trên tàu thấp thoáng bóng ngườI qua lại. Tiếng ồn ào la hét văng vẳng như xa như gần, hình như có cả tiếng dây xích khua vang…
Tôi đứng nhìn theo đến khi con tàu trôi đi thật xa…
Tiếng gọI của thằng Cu Tửng con cậu Năm vang lên đằng ruộng mía làm tôi giật mình:
- Anh Dũng ơi, dìa ăn cơm!
Bần thần trong giây lát, tôi lóc cóc đi về. Trong đầu vẫn ngơ ngẩn về hình ảnh con tàu kì dị ấy. Trong bữa cơm, tôi kể lạI cho mọI ngườI những điều mớI thấy. Chẳng có ai tin tôi cả. Mợ Năm cườI tủm tỉm nói:
- Ở đoạn sông này, chỉ có ghe chở muốI vớI mấy chiếc đò ngang qua Bình Dương thôi, làm gì có chiếc tàu kì cục như vậy.
- Thiệt mà mợ – Tôi chống chế – con thấy rõ ràng mà, chiếc tàu bự lắm, mấy ngườI trên đó mặc đồ giống như hát bộI vậy…
Mợ tôi phì cườI:
- Ừ, lúc nào thấy nữa nhớ kêu tao ra coi nhe. Để họ hát mà không ai coi cũng uổng.
Mấy thằng em tôi thừa dịp đó cũng xúm vào chọc ghẹo nói cười ầm ĩ. NgoạI phảI gõ đũa bếp xuống bàn tụI nó mớI chịu im.
Sau bữa cơm, ngoạI chỉ nói vớI tôi một câu gọn lỏn:
- Lần sau, con nhớ đừng có ra sông một mình nữa.
Read More...

Vết sẹo luân hồi (Phần 2)

Leave a Comment
Trên cặp song sinh nhà Pollock có những vết bớt, vết sẹo giống hệt hai người chị của chúng đã chết trước đó. Người ta tin rằng, hai bé gái xấu số đã đầu thai trở lại chính nhà mình.
Vốn là tiến sĩ có tiếng của ngành tâm lý Mỹ, Ian Stevenson từng làm việc tại các bệnh viện và nhiều trường đại học, tác giả của nhiều công trình có giá trị về tâm lý, thế nhưng đến năm 48 tuổi, ông lại từ bỏ lĩnh vực đã đem lại có mình vị trí vững chắc trong giới khoa học đó để điều tra và nghiên cứu về luân hồi. Lý do là, kinh nghiệm trị liệu tâm lý nhiều năm cho ông thấy, cá tính của nhiều bệnh nhân không liên quan gì đến tính chất di truyền hay môi trường giáo dục, và ông nghĩ đó là do tiền kiếp.
 Liệu có kiếp sau? Ảnh Internet
Để nghiên cứu, khảo sát các “bằng chứng sống về luân hồi”, Ian Stevenson đã vận dụng kiến thức và các phương pháp chuyên môn về sử học, luật học, tâm lý học, trực tiếp gặp gỡ nhân vật và nhân chứng, tìm các tài liệu (báo chí, nhật ký, báo cáo, giấy khai sinh, hồ sơ bệnh án…).  Từ con số rất lớn những trường hợp luân hồi được khảo cứu, ông đã viết nhiều bài khảo luận đăng báo và xuất bản 5 cuốn sách về lĩnh vực này.
Những trường hợp dưới đây đều đã được Ian Stevenson khảo cứu, mà điểm chung là những người đã chết khi đầu thai đã “đánh tiếng” sự trở lại của mình bằng những dấu vết trên cơ thể đứa bé mới ra đời.
Cặp song sinh nhà Pollock
Tháng 5.1057, tại Hexam Northumberland, Anh, một chiếc xe hơi mất lái lao bổ lên vỉa hè đã đâm chết Joanna11 tuổi, và Jacqueline 6 tuổi. Không chấp nhận nổi việc mất một lúc 2 đứa con gái, John Pollock đinh ninh rằng, chúng nhất định sẽ đầu thai trở lại làm con ông, dù vợ ông, bà Florence, không bao giờ tin điều đó.
Khi bà Florence mang thai vào đầu năm 1958, ông John quả quyết vợ sẽ sinh đôi dù bác sĩ khám lần nào cũng khẳng định chỉ sinh một. Nhưng sự thật là hai bé gái đã cùng ra đời vào ngày 4.10 năm đó, đặt tên là Gillian và Jennifer. Ông Pollock giật mình khi thấy  Jennifer cũng có một vết bớt trên trán gần sống mũi, hệt như vết sẹo do ngã của bé Jacqueline đã chết, cũng ở vị trí đó, và cả cũng như Jacqueline, bé Jennifer có một nốt ruồi màu nâu ở vùng thắt lưng trái.
Khi nghiên cứu trường hợp này, tiến sĩ Ian Stevenson đã lấy mẫu xét nghiệm để xác định cặp song sinh này cùng trứng hay khác trứng. Kết quả: hai cô bé được tách ra từ một hợp tử duy nhất, nghĩa là có cùng một “bản sao di truyền”. Thế nhưng, trên người bé Gillian không có vết bớt hay nốt ruồi nào cả, còn 2 dấu hiệu này ở Jennifer  thì giống người chị quá cố Jacqueline cả về kích thước, hình dáng lẫn vị trí.
Mặc dù ông bà Pollock không bao giờ nói với các con về những người chị đã chết, nhưng Gillian và Jennifer, trong thời gian từ 2 đến 4 tuổi, lại hay nhắc đến Joanna và Jacqueline. Chúng nhận ra ngay những đồ chơi cũ của hai chị và chơi một cách thành thạo, quen thuộc, dù lần đầu tiên trông thấy. Jennifer cũng dựa dẫm, “bám váy” chị là Gillian như  Jacqueline thường ỷ lại vào Joanna trước đây.
Đến tuổi học viết, cô chị Gillian ngay từ lần đầu đã cầm bút thành thạo như người chị đã chết ở tuổi 11, còn Jennifer thì không.
Tiến sĩ Ian Stevenson theo dõi trường hợp này suốt 19 năm và nhận thấy, Gillian và Jennifer quên dần chuyện tiền kiếp, và đến năm 1985 thì hai cô không còn nhắc gì đến nữa.
Cô bé Susan chính là chị gái Winni quá cố?
Bà Charlotte Eastland ở Idaho có một đứa con gái tên là Winnie chết vì đụng xe năm 1961 khi mới 6 tuổi. Là người Cơ đốc giáo, nhưng vì quá tiếc đứa con, bà ước con gái đầu thai trở lại như trong những câu chuyện của người Ấn Độ mà bà được nghe.
Khi Winnie chết được 6 tháng và lúc bà Charlotte  mang thai 2 năm sau đó với người chồng mới, cô con cả của bà là Sharon đều nằm mơ thấy Winnie trở về với gia đình. Khi bà đang nằm trên bàn đẻ, người chồng cũ cũng tưởng như nghe thấy Winnie nói: “Bố ơi con đang về”.
 Có nhiều câu chuyện bí ẩn mà khoa học vẫn chưa thể lý giải - Ảnh: Internet
Susan không giống hệt Winnie về vẻ ngoài. Bé tóc vàng, mắt xanh trong khi người chị quá cố tóc đỏ, mắt nâu. Thế nhưng, cả hai cô bé đều có lông mọc sau lưng, và bên hông trái của Susan cũng có vết sẹo nhỏ đúng chỗ vết tử thương do bị xe đụng của Winnie.  Tính nết, hành vi, cử chỉ của Susan cũng giống hệt Winnie ngày trước.
Lên 2 tuổi, Susan luôn tự nhận mình là Winni và nói rằng mình 6 tuổi (tuổi Winnie lúc bị chết). Khi lên 5, cô bé khẳng định mình nhiều tuổi hơn anh trai Richard, lúc đó đã 11 tuổi (so với cô bé Winnie quá cố, Richard ít hơn 3 tuổi). Xem ảnh Winnie, Susan khăng khăng đó là ảnh mình và đòi giữ. Có lần cô bé cầm bút viết vào cánh cửa bếp cái tên Winni. Bé hay nói lúc nào đi học sẽ chơi đu ở trường; đây từng là trò chơi yêu thích của Winni khi đến lớp.
Hồi Winnie còn sống, khi bé muốn ăn bánh, bà Charlotte Eastland lấy cái lọ bánh có hình con mèo, hỏi con mèo có thể cho bé mấy chiếc, rồi giả giọng mèo trả lời:  “Meo, con có thể lấy một chiếc”. Chiếc lọ bị cất đi rồi quên lãng sau khi Winni chết, và chỉ được nhớ để lôi ra đựng bánh khi Susan lên 4 tuổi. Khi Susan nhìn thấy và đòi, bà vô tình hỏi con mèo nói sao, cô bé lập tức nói ngay: "Meo, con có thể lấy một chiếc".
Susan còn kể nhiều chuyện xảy ra cho Winnie khi còn sống, chẳng hạn như cuộc dạo chơi bờ biển. Bà mẹ khẳng định, cô bé nhắc lại đúng những người tham gia buổi chơi đó, thậm chí cả người chồng trước của bà và là bố đẻ của Winni, nhắc những trò họ đã chơi. Susan còn nhắc đến cậu bé Gregory, bạn chơi với Winni hồi trước, dù chưa hề nghe nói đến cậu. Cô bé cũng “nhớ” về chú George, người mà bé bảo là “con vẫn hay dừng lại thăm chú và chơi với chú một lát trên đường đến trường”.  Cả cậu bé Gregory và chú George đều không sống cùng thành phố khi Susan ra đời và chưa hề gặp bé.
Susan cũng “kể”, có lần bé (thực ra là Winni) theo mẹ đến bãi chơi ném bóng, và trong lúc mẹ chơi, bé đi mua kẹo gần đấy, rồi bị một cậu bé chạy đến ôm hôn. Chuyện này, bà Eastland vẫn nhớ rất rõ chuyện này và nhớ rằng chồng bà đã rất tức giận khi nghe kể.
Bà Eastland khẳng định, tuy tin Susan chính là Winni đầu thai nhưng và chưa hề nói với các con về luân hồi vì nếu cộng đồng Cơ đốc giáo biết và tin hay “giáo dục” con về điều đó, họ sẽ trục xuất bà. Vì vậy những biểu hiện của Susan là hoàn toàn tự nhiên chứ không hề chịu ảnh hưởng, định hướng nào từ bà cả.
Còn nhiều “nghi án” khác về luân hồi với “bằng chứng” trên cơ thể người mới tái sinh, được các học giả khác ghi nhận. Chẳng hạn, một cậu bé Ấn Độ tự xưng mình là Maha Ram, người đàn ông đã chết vì bị bắn ở cự ly gần. Người ta đã tìm được một người đàn ông có tên như vậy bị dí súng săn vào ngực mà bắn. Không chỉ kể đúng chi tiết nhiều chuyện của Maha Ram lúc sinh thời, cậu bé còn có vết bớt ở ngực giống hệt vết sẹo trúng đạn của Ram.
Một người đàn ông Thái Lan cũng khẳng định ông nhớ rất rõ những kỷ niệm kiếp trước, và những chuyện này hoàn toàn trùng khớp với chuyện đời người chú đã chết vì dao đâm của ông ta. Trên ngực người đàn ông cũng có vết bớt, vị trí và hình dáng giống hệt vết dao đâm đã lấy đi tính mạng người chú. 
Nguồn XZone
Read More...

Phong thủy chọn cửa: Chọn kích thước đúng cho từng loại cửa

Leave a Comment
Trong Bài Phong thủy trong việc lựa chọn cửa, bài viết đã đưa ra một số kiến thức về phong thủy trong việc chọn cửa để tạo vận khí tốt cho gia chủ. Tiếp theo, bài này sẽ cung cấp thêm một số thông tin về những điều nên làm, nên tránh, và kích thước chi tiết cho từng loại cửa nhà.
Nên làm
  • Các cửa từ ngoài vào trong nhỏ dần theo dạng loa kèn là phù hợp. Lưu ý kích thước cửa là điều quan trọng, một cửa ra vào phải tương đương vừa cỡ với căn nhà hay kích thước từng phòng.
  • Một cái cửa nhỏ thì không đủ chỗ cho khí tốt đi vào. Một cái cửa lớn quá rộng ở trong nhà hay trong phòng khí tràn ngập vào phòng cho nên của cải và dịp may có vào bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng không thể giữ được bền bỉ. 

Kiêng kỵ
  • Nếu nhà có sân, tâm cửa ngoài (cổng) và cửa chính không nối thành một đường thẳng là hung, nên bố trí lệch nhau, theo nguyên tắc “Hỷ hồi truyền nhi kỵ trực xung”, cửa sau không được lớn hơn cửa trước, cửa bếp không được thẳng với miệng lò, cửa nhà vệ sinh không mở thẳng vào bếp. Trong các loại cửa thì cửa chính (cũng là hướng nhà) là quan trọng nhất. 
  • Tránh cửa ngáng cửa, xem hình dưới đây:


  • Để cho nhà cửa văn phòng có sự hòa điệu, một tình trạng khác cần tránh là một hành lang nhỏ có nhiều cửa ra vào, mỗi của là một cái "mồm" khác nhau với tiếng nói riêng của nó.
  • Một cửa ra vào cuối hành lang dài sẽ làm dòng khí di chuyển nhanh, điều này làm sức khỏe người nhà nguy hiểm hay làm cho cảm thấy bứt rứt không yên tác động vào thần kinh, dễ làm họ nổi giận, nó cũng có thể gây tử vong và cản trở dịp may và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, làm ăn.
  • Nên tránh đặt ba cửa ra vào và cửa sổ hay nhiều hơn nữa trong một loạt nối tiếp nhau, lý do là sắp cửa thẳng hàng có thể ảnh hưởng đến hoạt động trong gia đình. Cửa ra vào là miệng mồm của cha mẹ, cửa sổ là tiếng nói của các con.
  • Nếu tỉ lệ cửa sổ nhiều hơn 3/1 thì gây tranh cãi vì quá nhiều ý kiến, con cái hay cãi lời cha mẹ. Nếu cửa sổ to rộng hơn cửa ra vào thì trẻ con có khuynh hướng coi thường chỉ bảo, kỷ luật của cha mẹ, Một cửa sổ rộng lớn với những ô nhỏ thì được.
Read More...

Huyền môn ký-Chương V

Leave a Comment
Tác giả : Tamandieungo

CHƯƠNG V:NHỮNG CÂU CHUYỆN CỦA MÁ

Nhà tôi cũng làm nghề gói bánh tét. Tính đến tôi tổng cộng là bốn đời. Cái gánh bánh tét ấy đã đưa gia đình tôi qua những chặng đường gian khổ nhất, nuôi ba tôi vào trường Petrus Ký rồi đi du học nước ngoài (xin nói thêm, ngày xưa được du học là hoàn toàn miễn phí, lạI còn được cấp học bổng nữa). Cũng nhờ cái gánh bánh tét này mà chúng tôi được trưởng thành. Nhiệm vụ của mấy anh em tôi là mỗI sáng thức dậy lúc 5 giờ để phụ cột bánh, xâu bánh lạI theo chục và chất bánh vào nồI để nấu. Trẻ con thức dậy sớm thường hay buồn ngủ. Thằng em tôi ngồI cột bánh mà nó mổ như gà. Còn tôi, bà nộI kêu châm nước thêm vào thùng nấu bánh, tôi bưng luôn nguyên thùng trấu đổ vô nồi… báo hạI bữa đó bị mấy roi cháy đít..
Những lúc biết tụI tôi quá buồn ngủ, nộI tôi thường kể chuyện đờI xưa. Có những câu chuyện nghe đi nghe lạI mãi mà không biết chán: chuyện Thạch Sanh chém Chằn, chuyện Chàng nhái Kiểng Tiên, chuyện Đứa con trờI đánh… Cho đến giờ, tôi vẫn nhớ in những câu thơ nộI đọc:
“Đờn kêu trách bấy Lý Thông
Nỡ quên hiền đệ đem lòng bạc phai
Đờn kêu ai bắn chim bay
ĐạI bàng gãy cánh chạy dài xuống hang
Đờn kêu tích tịch tình tang
Ai đem công chúa lên thang mà về…”
Có khi nộI mệt, tôi xung phong kể chuyện cho nộI nghe. Quẩn quanh vẫn là các chuyện tiếu lâm, chuyện xe cán chó … mà tôi nhặt nhạnh được trong những lúc lê la trong xóm. Đặc biệt, mấy câu chuyện ma tôi kể tạo cảm hứng cho mọI người. Chỉ có cô Ba tôi bị lãng tai không nghe, còn lạI đều im lặng một cách tôn trọng làm tôi rất cao hứng. Các câu chuyện ma tôi kể làm má tôi nhớ về những năm tháng còn ở vớI ngoại. Và đây, hồI ức và những câu chuyện ma của má tôi…

Quê ngoạI của tôi ở Củ Chi, quê hương của địa đạo, nơi từng được khen tặng danh hiệu “Đất thép thành đồng”. Suốt hai trào Pháp Mỹ, gần phân nửa số dân ở đây đã về vớI đất. Từ những ngườI dân thường vô tộI cho đến những ngườI cầm súng… đạn bom không chừa một ai. HồI chín năm (bà con có thói quen gọI thờI kì chống Pháp giai đoạn 1945 – 1954 như thế), vùng quê ngoạI tôi nằm giữa hai chiến tuyến – một bên là quân độI giáo phái Cao Đài thân Pháp và một bên là Việt Minh. NgườI dân vì không nỡ rờI bỏ mảnh đất tổ tiên, nên trở thành nạn nhân của cả hai phía. Ban ngày, lính Cao Đài vào nhà yêu cầu gia đình phảI dán cờ đạo để được bảo hộ. Ban đêm, Việt Minh đến gõ cửa những căn nhà có dán cờ, đưa chủ nhà đi biệt tích. NgườI dân luôn sống trong cảm giác thấp thỏm lo âu, sợ hãi không biết khi nào sẽ tớI mình…. Vậy là, bà con phảI sống theo “con nước”. Lính đến, cờ dán lên. Lính đi, cờ hạ xuống… Chỉ một giai đoạn chín năm, không biết bao nhiêu ngườI đã trở thành cô hồn dã quỉ theo cách như thế.

Read More...

Phong thủy cho bể cá cảnh (hay hồ nuôi cá)

Leave a Comment
Nước nói riêng và bể cá nói chung có tác dụng điều hòa âm dương, tăng cường sinh khí và thúc đẩy khí Cát hoặc khí Hung của hướng đó.
Nhiều người yêu thích cá cảnh vì nó đẹp, tạo sinh khí cho ngôi nhà; tuy vậy, có một số điều bạn cần biết để có thể vừa sở hữu một bể cá như ý, vừa đạt được những quy tắc phong thủy mà qua đó mang lại tài lộc cho gia đình.

Về số lượng cá nuôi, thì nên nuôi theo số ứng với ngũ hành trong tương sinh và tương khắc, mà chúng tôi đã có dịp giới thiệu ở bài Hình thái và số tầng nhà theo phong thủy
Theo đó những người mạng:

Thủy sẽ hợp với các con số 1, 6, 11, 16 ... n + 5; ngoài ra, có thể dùng các con số của Hành sinh ra nó là Hành Kim
Hỏa sẽ hợp với các con số 2, 7, 12, 17 ... n + 5; ngoài ra, có thể dùng các con số của Hành sinh ra nó là Hành Mộc
Mộc sẽ hợp với các con số 3, 8, 13, 18 ... n + 5; ngoài ra, có thể dùng các con số của Hành sinh ra nó là Hành Thủy
Kim sẽ hợp với các con số 4, 9, 14, 19 ... n + 5; ngoài ra, có thể dùng các con số của Hành sinh ra nó là Hành Thổ
Thổ sẽ hợp với các con số 5, 10, 15, 20 ... n + 5; ngoài ra, có thể dùng các con số của Hành sinh ra nó là Hành Hỏa
Read More...

Phong thủy trong việc lựa chọn cửa

Leave a Comment
Cửa là một yếu tố rất quan trọng tác động đến phong thủy, là vùng lưu thông của khí, nằm trong dương trạch tam yếu "môn - táo - chủ", nghĩa là "cửa - bếp - phòng ngủ". Theo phong thủy, môn mệnh phải tương phối, hướng cửa chính và mệnh của chủ nhà phải hợp với nhau, thì vượng khí mới tốt, gia chủ mới phát tài. Cần lưu ý là chọn hướng theo mệnh của người chồng (dương), thay vì vợ (âm), vì xây nhà là việc dương cơ nên người nam làm sẽ tốt hơn.



Trước khi tìm hiểu về quy cách làm cửa, cần phải nắm vững các khái niệm cơ bản sau đây:

+ Hướng nhà: là hướng của đường thẳng vuông góc với mặt tiền nhà

+ Mặt tiền: là mặt có chứa cửa chính của ngôi nhà

+ Tọa sơn: là hướng của đường thẳng vuông góc với mặt hậu của ngôi nhà

+ Mặt hậu: là mặt đối diện với mặt tiền nhà, ta còn gọi là lưng nhà.

+ Hướng cửa, cổng: là hướng của đường thẳng đi qua tâm nhà và tâm của cửa, cổng nhà (vị của cửa)

Do vậy, muốn xác định hướng nhà hay toạ sơn của nhà (từ chuyên môn là “sơn hướng”) thì không cần xác định tâm nhà. Còn muốn xác định hướng cổng, cửa nhà thì bắt buộc phải xác định được tâm nhà. Việc xác định tâm của nhà được gọi là “lập cực”. Tuỳ vào mệnh của gia chủ mà xác định được hướng và vị cửa cho tốt.

Phong thủy cho cửa ngõ

Khí vận hành trong nhà được xem là lý tưởng khi nó thông suốt cũng như vận chuyển của máu trong một cơ thể khoẻ mạnh. Cửa ra vào là nơi dẫn khí và đón vận may đến, theo đúng cách thì cửa trong nhà, hành lang và cầu thang dẫn khí chuyển động khắp nhà. Sự vận hành phải điều hoà, đừng quá nhanh mà cũng đừng quá chậm.

Lối cửa chính phải mở ra chỗ rộng nhất của phòng hay đại sảnh. Đại sảnh là nơi mở ra để thu khí và tạo ấn tượng đầu tiên cho người trong gia đình, là một điều vô cùng quan trọng trong thuật phong thuỷ. Nơi này phải khoan khoái, ấm cúng và thân mật. Có như vậy thì người cư ngụ mới hưng phấn và điều hoà.

Cánh cửa mở nghịch chiều sẽ kềm chặt khí, bị dội khí và vận may của người cư ngụ không đến, làm cho họ bị đau yếu về thể chất và tinh thần.

Ngoài ra, một lối vào hẹp và tối cũng cản sự vận khí và may mắn của người cư ngụ. Nếu ngõ vào là một hành lang hẹp sẽ khiến sức khoẻ yếu kém về đường hô hấp và khó sinh nở cho phụ nữ. Lối đi hẹp thường đem đến sự thất vọng, dẫn đến tâm trạng cáu kỉnh và u buồn.

Cửa thông
Trong phong thủy cửa thông luôn cần thiết. Tuy nhiên, việc đặt cửa thất cách lại gây hậu quả xấu và lục đục trong nhà.

Read More...

Xây nhà bếp sao cho hợp phong thủy

Leave a Comment



Bếp là một yếu tố rất quan trọng, vì mọi bệnh tật, vệ sinh đều sinh ra từ đây. Bếp nên toạ hung hướng cát, nghĩa là đặt ở chỗ xấu và hướng đến chỗ tốt. Hướng bếp có thể hiểu là hướng cửa bếp đối với bếp lò, bếp dầu, hướng công tắc điều khiển đối với bếp điện, bếp gas. Để dễ hình dung về hướng bếp, xem hướng mũi tên cam ở hình dưới:



Một số lưu ý thêm về một căn bếp hợp phong thủy cho ngôi nhà của bạn:

  • Bếp gas không được đối diện với đầu vòi nước mà nên cùng phía, vì Vòi nước (Thủy) khắc Bếp (Hỏa).
  • Tối kỵ đặt bếp giữa hai vòi nước, tạo thành quẻ Ly “Nhị âm Nhất dương”, không tốt.
  • Tối kỵ đặt bếp cạnh phòng ngủ, phòng vệ sinh hay phòng thờ (đặt giữa hai phòng ngủ là đại kỵ)
  • Nền phòng bếp nên bằng phẳng và thấp hơn các phòng khác
  • Gian bếp tối kỵ lộ thiên hay ở phía trước, tối kỵ có dạng hình tròn hay bán nguyệt
  • Màu sơn gian bếp nên dùng màu nhạt, kỵ màu đậm
  • Bếp nên tránh có cửa sổ phía sau
  • Cửa nhà bếp không mở thẳng với cửa phòng ngủ, hay nhà vệ sinh
  • Chậu rửa trong bếp, được hiểu là nơi xả trôi nước, tức là xả trôi những điều không may mắn, nên đặt tại các hướng xấu.
Read More...

Phong thủy cho bàn thờ, những điều cần lưu ý

Leave a Comment




Nếu bàn thờ thu nạp được sinh khí tốt thì con cháu sẽ hưởng phúc, làm ăn phát đạt, mọi sự hanh thông. Trái lại, nếu bàn thờ đặt ở phương xấu thì sẽ khiến gia đạo suy thoái, mọi sự không may mắn.

Theo quan niệm truyền thống của cha ông ta, việc thờ cúng tổ tiên là vô cùng quan trọng. Điều đó không những thể hiện chữ hiếu của con cháu với tổ tiên cha mẹ và dù mất đi, tổ tiên vẫn phù hộ cho con cháu. Tuy nhiên, việc này quyết định bởi phần đặt bàn thờ, tốt hay xấu, thì sau khi đặt từ 3 đến 4 tuần là ứng nghiệm.




Lưu ý là hướng của bàn thờ là hướng ngược lại với chiều của người đứng khấn. Một số lưu ý khác để phong thủy bàn thờ ông bà được tốt hơn:

Read More...

Bàn luận về Cách Đặt tên cho con sinh năm 2014

Leave a Comment
Cái tên có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của trẻ. Đó là danh xưng, là điều đầu tiên khi biết về một con người. Mỗi một tên gọi biểu hiện một loạt đặc điểm cá nhân, tính chất cội nguồn của, vị thế xã hội mà nó giữ theo sự ra đời của mình, cũng như hoàn cảnh đi cùng với sự xuất hiện một sinh linh mới trên cõi đời, hoặc thời điểm nào đó từ phía gia đình trong khoảnh khắc ra đời của bé.

Theo một phát hiện thú vị gần đây nhất của nhà khoa học Nga Evgeny Vinogradov, người đã dành hàng chục năm nghiên cứu tiểu sử của các thiên tài, thì những bé sinh năm Quý Tỵ 2013 rất có thể sẽ trở thành những chính khách lừng danh hay thiên tài trong bất kỳ lĩnh vực nào.

Vào thời điểm này, hẳn nhiều cặp đôi đang rục rịch chuẩn bị và lên kế hoạch săn con sinh năm 2014? Một việc vô cùng quan trọng mà các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm là chọn cho Ngựa con một cái tên thật ý nghĩa, hài hòa với đất trời và bản mệnh. Bởi cái tên không chỉ để gọi và xưng hô đơn thuần, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai về sau của đứa trẻ.

Dựa theo tập tính của loài rắn, mối quan hệ sinh – khắc của 12 con giáp (tương sinh, tam hợp, tam hội…) và nghĩa của chữ tượng hình Trung Hoa – các bộ chữ, chúng ta có thể tìm ra các tên gọi mang lại may mắn cho người tuổi Ngọ.

Năm Giáp Ngọ 2014 là mệnh Kim (Sa trung kim (Vàng trong cát) theo các nhà phong thủy thì Cái tên sẽ đi theo suốt cuộc đời của người mang nó, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai về sau… Vì vậy các bậc làm cha làm mẹ với bao hoài bão ước mơ chứa đựng trong cái Tên, khi đặt Tên cho con: Đó là cầu mong cho con mình có một cuộc sống an lành tốt đẹp… Khi đặt tên cho con tuổi Ngọ, các bậc cha mẹ nên chọn tên cho con nằm trong các bộ Thủ tốt và tránh đặt tên cho con nằm trong các bộ Thủ xung khắc với từng tuổi.
Read More...

Huyền môn ký (Một cõi âm dương)-Chương IV

Leave a Comment
Tác giả : Tamandieungo

CHƯƠNG IV: N GƯỢC DÒNG KÝ ỨC

Tôi được sinh ra và lớn lên ở một quận vùng ven thành phố Sài Gòn. Căn nhà của gia đình tôi nằm sâu trong một con hẻm lớn. Muốn vào hẻm, người ta phải đi qua một con đường dài hơn trăm mét, hai bên tre mọc san sát. Ban ngày đi dưới bóng tre mát rượi , còn ban đêm… từ ngoài nhìn vào hẻm tối đen như mực, trông con đường như một cái hang khổng lồ ẩn chứa bên trong biết bao điều huyền bí. Bà con trong xóm đều là lao động nghèo, họ làm đủ nghề khác nhau để sống. Vợ chồng chú Sáu Lễ làm nghề xe nhang, chú đi lính biệt động quân bị đạp trúng mìn cóc tiêu hết một chân nên giải ngũ sớm, ở nhà cà nhắc nhồi bột cho vợ con xe nhang bán; bà Hai Hụi chuyên đi gom hụi mở các dây hụi khác nhau, nếu bà không đến nhà ai thì người ta cũng ra vào nhà bà nườm nượp. Vợ chồng chú Năm Bừa đi làm phu lục lộ, vợ chồng chú Út Thoại ra đường bán xăng lậu, ông Tư Cầu chạy xe ngựa … chỉ có gia đình ông Hai Cẩu là tương đối thảnh thơi. Con cái lớn rồi đi làm ăn xa, hai ông bà có một mảnh đất sau nhà gần đồng mã để lên vài ba liếp cải, mấy giàn bầu mướp, khổ qua…lai rai mỗi ngày cũng có chút đỉnh xài. Lúc trước ông chạy xe lam nhưng từ khi khá giả, ông bán chiếc xe ở nhà trồng trọt vớI bà Hai. Nhà ông bà cũng tương đối rộng rãi, lại có cái Tivi Nationnal 17inch nên luôn luôn là trung tâm điểm cho cả xóm. Lúc nhỏ, nhà tôi nghèo quá không có tiền mua Tivi coi nên thỉnh thoảng cũng ghé nhà ông bà coi ké. Những lúc Tivi không có chương trình hay, mọi người cứ theo thói quen tập trung lại ngồi nói dóc chuyện thế sự. Ôi thôi hằm bà lằng đủ mọi chuyện trên đời…từ chuyện mùa pháp nạn năm 1963 Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu cho đến chuyện Tết Mậu Thân hai bên bắn nhau dữ dội, từ chuyện bà Ngô Đình Nhu với đạo Cao Đài cho đến chuyện vợ chồng ông Thiệu với cái Long Đỉnh ở Thất Sơn… nhưng những chuyện mà lũ trẻ chúng tôi mê nhất vẫn là những câu chuyện ma không có hồi kết thúc…
Thiệt tình, bà con thích kể chuyện ma cũng có lí do. Khu vực chúng tôi ở giáp ranh với ngoại thành, nơi đó có một cây da cổ thụ hơn trăm tuổi, nhánh cây um tùm sà xuống le te sát đầu người. Từ lâu, chẳng có ai dám chặt phá nhánh cây. Nghe nói trước đây ban quản lý hội đình có mướn người mé nhánh cho quang đãng, nhưng thợ thầy mới chặt được một nhánh thì… ông thợ chính bỗng buông cưa ôm bụng oằn oạI, rồI co giật như mắc kinh phong. MọI ngườI hoảng hốt chạy đến cứu chữa thì bỗng ông ngồI bật dậy, mắt trợn dọc đập đầu vào gốc cây bôm bốp. Ông từ giữ đình phảI thắp hương cầu khấn mãi mớI êm. Thấy vậy, mấy ngườI thợ khác rủ nhau trốn biệt, không dám làm. Cây da ngày càng um tùm rậm rạp.
Bao quanh khu vực cây da là những ao sen, ao rau muống liên tiếp. Năm Mậu Thân, nghe nói rất nhiều người đã chết ở tại chỗ này. Con đường ở đây nằm trên trục lộ chính trong những mũi tiến công vào Sài Gòn của quân giải phóng. Quân Cộng hoà cũng đóng chốt dày đặc. Vô hình chung, khu vực xóm tôi trở thành bãi chiến trường ác liệt. Xác của binh lính hai bên và của những người dân chết oan chất đầy con đường, có xác chìm sâu trong những ao hồ quanh đó… Bình yên trở lại, một cái miễu cô hồn được dựng ngay gốc cây da, ban ngày khói hương nghi ngút cháy, ban đêm leo lét ánh đèn dầu.
Con đường tre vào xóm tôi cũng có nhiều người chết. Phía sau nhà ông Hai Cẩu lại là cánh đồng mã mênh mông. Mã lớn, mã nhỏ, mã người già, mã trẻ sơ sinh đủ loại. Mã nhà giàu thì có kim tỉnh bằng đá ong, đá mài. Mã ông Bá Hộ Huy thì chạm đá đá hoa cương, lạI xây nguyên căn nhà mồ tuyệt đẹp; mã người nghèo thì sơ sài tấm bia và gò đất; mã trẻ con chết non thì vun lên một nấm đất như cái thúng úp chẳng có mộ bia gì… Tối tối, có chuyện đi ngang đồng mã, thấy vài đốm lửa ma trơi lập loè trên mấy ngôi mã mới, không ai có đủ can đảm mà bước đi thong thả. Vì vậy, những câu chuyện ly kì rùng rợn về các loài ma trở thành đề tài hấp dẫn cho biết bao người trong xóm của tôi, kể cả người có đạo hay không có đạo, kể cả người tin lẫn kẻ không tin, kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Dĩ nhiên, trong đó có… tôi.
Read More...
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Tìm thêm